Chùa Phước Lâm
Du lịch Vũng Tàu: Chùa Phước Lâm nằm trong hẻm thuộc số nhà 54/7 đường Nguyễn An Ninh – tổ 34 – phường 6, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đường đi đến di tích từ quốc lộ 15A đến ngã tư Giếng Nước rẽ tay phải đến đường Nguyễn An Ninh gặp cổng tam quan của chùa Phước Lâm từ đây vào di tích là 200 m hoặc từ nhà triển lãm thông tin đi theo đường Lê Lợi tới Bến Đình rẽ phải tới đường Nguyễn An Ninh sẽ đến chùa Phước Lâm.
(Nay là đường Nguyễn Bảo thành phố Vũng Tàu)
Phước Lâm Tự là một ngôi chùa cổ của thành phố Vũng Tàu. Theo ông Lê Văn Ninh tức hòa thượng Thích Thiện Pháp 92 tuổi trụ trì ở chùa từ năm 1960 cho biết.
Chùa Phước Lâm đầu tiên được xây cất ở sát chân núi Tương Kỳ (núi Lớn) thuộc khóm Bình Sơn, phía tận cuối của đường Đề Thám – Phường 6. Sau đó chùa đuợc dời về đường Nguyễn An Ninh vì lý do là thực dân Pháp bắt dời để làm khu vực sân bia vào khoảng năm 1886. Từ đó đến nay chùa Phước Lâm Tự được tồn tại 105 năm, đợt sửa chữa sớm nhất vào ngày 11/10/1944. Năm 1956 chùa được mở rộng thêm phần thượng điện và năm 1965 chùa được tu bổ thêm một lần nữa.
Chùa phước lâm đầu tiên chỉ thờ một pho tượng VISNU có 4 tay bằng đá. Năm 1956 do nhu cầu của giới phật tử chùa đúc thêm một loạt : Ba pho Tam thế, Phật Thích ca Mâu Ni ngồi tòa sen, Phật Thích ca nhập niết bàn, An Na, Ca Diếp (tất cả tượng này đều bằng xi măng).
Tổng thể phần kiến trúc của chùa Phước Lâm tự bao gồm:
1. Cổng tam quan ngòai
2. Cổng tam quan trong (hai cổng này đều bằng xi măng).
3. Chùa Phước Lâm gồm:
– Tòa bái đường (2 tầng, 1 trệt, 1 lầu).
– Tòa chính điện.
– Tòa giảng đuờng.
– Toà hậu tổ.
4. Nhà ở của tăng ni (gồm Tây lang và Đông lang).
5. Khu vực vườn tháp (nằm trong khuôn viên).
6. Nhà bếp.
7. Ao chùa.
Toàn bộ diện tích của chùa Phước Lâm trước đây là 27 mẫu nhưng đến nay chỉ còn 600 m2.
Từ đường Nguyễn An Ninh vào chùa là tam quan ngoài có 3 cửa. theo quan niệm của Phật giáo, cổng tam quan tượng trưng cho 3 điều: Không quan, giả quan và trung quan. Không quan là mọi sự vật vốn đều không có. Giả quan là sự biến hóa vô trường. Trung quan là sự kết hợp giữa không và giả quan. Trên cổng tam quan là tấm biển lớn có 3 chữ Phước Lâm Tự trên cùng là hình bánh xe có 8 tia tượng trưng cho bánh xe chuyển pháp luân biểu tượng của Phật giáo
Xem thêm: Chùa Phước Lâm – Phần 2 , Di tích Thích Ca Phật Đài.
Nguồn: Sưu tập