Di tích Thích Ca Phật Đài
6AM - 6PMDu lịch Vũng Tàu: Di tích Thích Ca Phật Đài là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh Vũng Tàu. Thích Ca Phật Đài .
Di tích Thích Ca Phật Đài là một ngôi chùa lớn nằm trên sườn núi Lớn của thành phố du lịch Vũng Tàu. Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý ở ngôi chùa này là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây trên lưng chừng núi du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được.
Di tích Thích Ca Phật Đài được xây dựng vào khoẳng năm 1957 do ông Lê Quang Vinh, một công chức thời Pháp thuộc lên đây dựng chùa để tu hành, gọi là Thiền Lâm Tự.
Năm 1989 di tích Thích Ca phật Đài được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Chùa nằm trên sườn phía bắc của Núi Lớn, khuôn viên chùa rộng chừng 5ha, bao gồm một quần thể các chùa và các tượng Đức Phật.
Di tích Thích Ca Phật Đài gồm một quần thể kiến trúc Phật giáo nằm giữa khung cảnh thiên nhiên núi non như: cổng Tam quan, khu vườn hoa, khu nhà mát, nhà trưng bày truyền thống, Thiền Lâm Tự và khu Phật tích. Trong quần thể kiến trúc của Thích Ca phật Đài bao gồm 4 chùa: Chùa Hộ Pháp, chùa Thiền Lâm, chùa Di Lặc và chùa Viên Thông với tổng diện tích gần 30.000 m2. Hệ thống công trình kiến trúc điêu khắc: Tượng đức phật đản sanh với một tay chỉ lên trời, Tiếp theo là hình ảnh đức Phật xuất gia với tượng thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc, tượng Bạch Mã và người hầu Chana, kế đến là tượng đức phật thành đạo cao 11,6m, trong có ba viên ngọc xá lợi, tiếp đến là Thích Phật Ca ngồi trên tòa sen đường kính bệ dài 6m, các đạo sĩ ngồi nghe thuyết pháp, cùng quần thể tượng voi, khi dâng hoa quả cho Đức Phật, bảo tháp Xá -Lợi hình bát giác cao 17m, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật. Bốn phía đặt bốn đỉnh lớn , bên trong có chứa đất mang về từ bốn thánh địa ở Ấn Độ, cuối cùng là tượng Phật nhập niết bàn quay về Hướng Tâu cao 2,4 m, dài 12,2m, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay.
Thích Ca Phật Đài là ngôi chùa lớn tiêu biểu ở Vũng Tàu, với kiến trúc vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 m đến 29 m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm các công trình kiến trúc-điêu khắc,có rất nhiều tượng lớn nhỏ trong đó nổi bật nhất là tượng Kim Phật Tổ cao hơn 10m, bên trong có 16 viên xá lợi của Đức Phật.
Đầu tiên là tượng đức Phật đản sanh, với 1 tay chỉ lên trời.
Tiếp theo là hình ảnh đức Phật xuất gia với tượng thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc, Bạch mã và người hầu Channa Xa Nặc.
Tiếp theo là tượng đức Phật thành đạo cao 11,6 m, trong đó có ba viên ngọc xá lợi Phật. Đường kính bệ dài 6m, tượng được khánh thành ngày 10-3-1963 do nhà điêu khắc kiến trúc sư Nguyễn Lân đúc tại chỗ.
Nhà Bát giác có tượng trưng Đức Phật chuyển pháp luân ngồi trên toà sen, năm anh em đại sỹ Kiều Trần Như Kondanna ngồi nghe thuyết pháp tại vườn Lộc Giả Isipatana.
Tiếp theo là quần thể tượng voi, khỉ dâng hoa quả cho Đức Phật.
Bảo tháp Xá-lợi Phật hình bát giác cao 17 m, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Ngài Hòa thượng Thánh Tăng Narada người Tích Lan SriLanka cúng dường. Bốn phía đặt bốn đỉnh lớn, trong có chứa đất mang về từ bốn Thánh tích động tâm ở Ấn Độ là vườn Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật chuyển pháp luân và rừng Sala Song Thọ tại Kushinagar, nơi đức Phật nhập diệt.
Cuối cùng là tượng Phật nhập Niết bàn quay về hướng Tây, cao 2,4 m, dài 12,2 m, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay.
Năm 1989 chùa Thích Ca được công nhận là di tích cấp quốc gia. Chùa Hộ Pháp được trụ trì chùa Thích Ca xây dựng năm 1972 được xác nhận lớn hơn chùa Thích Ca vì có Bia Kinh được công nhận kỷ lục Quốc gia và được Unesco chứng nhận là ngôi chùa linh thiêng. Bia Kinh được khảm bằng 5 loại ốc được công nhận là kỷ lục Việt Nam – di tích lịch sử danh lam thắng cảnh của cả nước.
Đường đi: Du khách đến Di tích Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú – bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài.
Nguồn thông tin: bariavungtautourism.com.vn, wikipedia, và các thông tin được cập nhật bởi Trung tâm hỗ trợ khách du lịch Thành phố Vũng Tàu tháng 1 năm 2018.