Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 3
Du lịch Vũng Tàu: Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 3 : Đình thần Thắng Tam được xây dựng vào thời Vua Minh Mạng khoảng năm 1820, lúc đầu vật liệu chỉ có vách, ván, mái, lợp lá, đến năm 1935 mái Đình được lợp ngói, từ năm 1965 đến năm 1972 Đình được xây lại bằng xi măng cốt sắt. Đình xây dựng xong giao cho hương chức thôn hội, làng Thắng Tam trông coi. Hương chức phân nhiệm như sau :
Bậc thứ nhất : Cai đình, Biện đình, Tư hộ, Tư văn, Tư lễ.
Bậc thứ hai : Hương Bộ, Hương Giáo, Hương Bình, Hương Văn, Hương Lễ.
Bậc thứ Ba : Hương Cháng.
Bậc thứ tư : Hương Trưởng.
Bậc thứ Năm : Hương Chủ.
Bậc thứ sáu : Hương cả.
Bậc thứ Bảy : Hương cả trưởng.
Bậc thứ tám : Hương cỗ.
Bậc thứ chín : Hương cỗ trưởng.
Bậc thứ mười : Đại hương cỗ ( tột bậc ).
Từ năm 1975 đến nay “ Hương chức thôn hội” đổi làm hội “ Đình Thắng Tam” hội gồm 500 hội viên, nam tuổi từ 30 trở lên. Đứng đầu hội là ban quản trị có 24 vị gồm : 1 trưởng ban, 4 phó ban và 19 ủy viên. Ban quản trị điều hành mọi công việc cũng như các hoạt động ở Đình. Theo đúng lệ xưa lấy các ngày 16, 17 ,18 tháng 2 Âm lịch hàng năm là ngày “lễ cầu an” mong cho “ Quốc thái dân an” trong ba ngày lễ thì ba đêm đều có hát bội, nay địa phương không còn gọi là “ lễ cầu an” mà gọi bằng “ ngày hội Đình”.
Trong kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Việt Minh thị xã Vũng Tàu, Đình thần Thắng Tam được dùng làm tụ điểm tập dượt bắn ná, bắn cung, tập võ nghệ của hai trung đội thanh niên tiên phong dưới sự chỉ huy của ông Lê Văn nôi và ông Thông Tự là Nhì ( đã tạ thế từ lâu) .
Xem thêm: Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 1, Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 2, ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè , Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 1.
Nguồn: Sưu tập