ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè – Phần 2
Du lịch Vũng Tàu: ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè – Phần 2 : Chương trình nghi lễ : Để cho việc cúng tế khỏi lẫn lộn ngày giờ nên ban tổ chức áp dụng chương trình chung như sau :
1 . ngày 17 /2 âm lịch : 4 giờ sáng – Lễ thỉnh sanh, lễ này cúng hoa quả và trầu rượu, xin phép sát sanh con vật để cúng Thần.
2 . Ngày 17/2 âm lịch : 7 giờ sáng : Lễ thỉnh sắc – sắc thần được thờ ở nhà 1 vị kỳ lão , nên ngày lễ tế thần thỉnh sắc về Đình. (5 )
3 . Ngày 17/ 2 âm lịch : 9 giờ sáng : Cúng Tiền Hiền – lễ này cúng các bậc tiền bối ngày xưa đã có công khai hoang lập làng và xây Đình, cúng các viên chức trong hội Đình chết lâu đời và mới chết sau này, thần dân trong địa phương góp công của xây dựng ngôi Đình, đã qua đời trước và sau.
4 . Ngày 17/2 âm lịch : 12 giờ trưa : Lễ tế Thần ( ( nghi lễ hết ) thường gọi là lễ nghinh Thần.
5 . Phần bố trí nghi lễ ; Đình Trung
– dáng ngoài : Gồm có một cái mõ, 1 cái chiếu lớn, 1 trống chầu.
– Ban nhạc :
Nhạc cụ gồm có : 1 cặp trống chiếu ( Nhỏ ) , 1 trống cơm, 1 cặp bạc lớn, 1 đàn lễ, 1 cặp bạc nhỏ, 1 cái mõ, 1 kèn đại, 1 kèn tiểu,1 đờn cò, 1 đờn lục huyền cầm,1 đờn kềm hoặc đờn sến.
– Bên trong : 4 lính dàng hầu , mặc y phục như lính triều đại phong kiến.
Sử dụng khí giới đao và mác.
Bàn giữa 2 dàng hầu sử dụng đao.
Hai bên tả hữu mỗi bên một người hầu sử dụng mác.
– 4 ông quì : 1 ông quì chánh lễ ( giữa )
1 ông quì bồi tế ( kế giữa )
1 ông quì đông hiếu ( bên tả )
1 ông quì tây hiếu ( bên hữu )
– 4 ông quì đại diện cho hội viên hội Đình và nhân dân trong địa phương chịu trách nhiệm trước Thần linh.
1 ông đánh mõ
1 ông đánh chiêng .
1 ông đánh trống.
1 ông hành văn ( đọc sớ mời các chư Thần )
– Có 8 học trò lễ : 6 học trò đi và hai học trò đứng.
– Học trò đi dâng hương ( trầm ), rượu, trà.
– học trò đứng xướng nhắc các ông quì và học trò đi nhớ lớp mà làm.
– Có 6đạo thài : thài ( hát )chúc theo các tầng hương, rượu ,trà.
Lễ Vật : Có bản hướng dẫn đính kèm.
– Trước khi hành lễ = 4 ông quì lên trên bàn thần kiểm soát lại vật qui định cho từnh bàn có đủ không.
– Báo lệnh = khởi đánh ba hồi mõ, 3 hồi chuông, 3 hồi trống.
– Khởi nhạc = nhạc công đánh 3 hồi chín chập.
– Đức nhạc = 4 ông vào nơi quì của mình, xá Thần rồi đến nơi có để nước, rửa mặt lau xong trở lại vị trí của mình.
– Tầng dâng hương :
– tầng dâng rượu.
– hành văn ( đọc sớ)
– Tiếp tầng rượu thứ hai và tầng rượu thứ 3.
– Lễ dâng trà.
Đốt sớ.
– chấm dứt nghi tế lễ.
Lễ dâng chầu = ông chầu chánh tế nguyện vái rồi xây chầu cho đoàn hát trình diễn lễ đại bội ( tục gọi là trình tuồng sang mặt.
– Ngày 18 tháng 2 âm lịch = lúc 9 giờ lễ tống mang ( Tống gác )
( Lễ này đưa chư khách của Thần )
– Kiêng kị : Từ xưa đến nay việc kiêng kị vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Tất cả các vị có trách nhiệm trong nghi lễ như :
1 . 4 ông quì, 3 ông chấp sự, mõ, chiêng, trống, học trò lễ, đứng trống nhạc, nếu có tang ( chế ) không được phục vụ trong nghi tế lễ.
2 . Heo dùng để tế lễ phải dùng heo đen hoặc heo trắng toàn sắc, chớ không dùng heo có đốm ( vá ).
– Các trò vui : Có tổ chức múa lân trong ba ngày.
Xem thêm: ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè – Phần 1, Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 1, Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 1.
Nguồn: Sưu tập