Chùa Phước Lâm – Phần 2

Du lịch Vũng Tàu: Chùa Phước Lâm – Phần 2 Chùa Phước Lâm có diện tích là 471m2, dài 37m, rộng 13m, phía ngoài là tòa bái đường được xây vào năm 1956 dương lịch (tức 2500 Phật lịch) gồm tầng trệt và tầng lầu. tầng dưới để 2 cầu thang gỗ 2 bên, tầng lầu gồm 3 gian xây bằng gạch, vôi, xi măng, sắt. Hai gian ngoài để trống, gian giữa có 5 bàn thờ. Một bàn thờ chính điện có 2 bậc, 4 góc, 4 bàn thờ phụ, tất cả đều không thờ gì cả.
Toà thượng điện cũng được xây dựng bằng sắt, xi măng, vôi, cát, gạch….với 3 tầng. tầng dưới được nâng đỡ bởi 4 cột đúc xi măng khá lớn tạo cho tòa nhà rộng và thoáng. ở đây được ngăn bởi 1 bức tường gạch.
Phía trong các pho tượng được bài trí như sau: trên cùng là 3 pho tượng tam thế, tiếp theo là Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền trên tòa sen, 2 bên là tượng An Na và Ca Diếp đứng, tiếp đến là pho Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, phía ngoài là pho Thích Ca sơ sinh.
Phía sau tường là pho tượng đúc bằng xi măng ở tư thế đứng. Lục tổ thiền tông Huệ Đăng người Trung Hoa.
Bàn thờ đặt trước chính điện gồm:
– Tượng Quan Âm Chuẩn Đề ngồi trên tòa sen với 12 tay.
– Tượng phật bà Quan Âm Thị Kính (tức Phật Quan Âm tống tử)
– Tượng Phật bà Quan Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen.
– Bên phải tòa chính điện là tượng VISNU bằng đá được sơn màu đỏ có 4 tay ở tư thế đứng đặt trên bệ đá , phía dưới là pho tượng giám trai ở tư thế ngồi.
– Bên tay trái tòa chính điện đặt bàn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, hai bên đặt ông khuyến Thiện và trừng Ác, góc trái cũng đặt pho tượng trừng ác nữa.
Phía ngoài cùng giáp tòa giảng đường một bên có bàn thờ tượng ông Địa Tạng ở tư thế đứng cầm trượng.
Tiếp theo là tòa giảng đường gồm 3 gian vì, kèo gỗ, hình tam giác, lợp ngói âm dương. Đặc biệt trên xà ngang có dòng chữ Hán:
“Tác tạo nhất nhật thập Giáp Thân thập niên”.
Làm lại vào ngày 11/10/1944. Nói tóm lại toàn bộ số tượng ở chùa Phước Lâm chỉ có 1 pho tượng VISNU bằng đá còn lại 13 pho tượng đều bằng xi măng.
Phần mô tả tượng VISNU:
Tượng được đục từ 1 tảng đá khối, ở tư thế đứng cao 84 cm.
Phần đầu cao: 18 cm.
Phần thân co: 54 cm.
Phần vai rộng 21 cm.
Tượng đặt trên bệ đá (bệ được làm mới) hình trụ sơn màu xanh lam, phần đầu hơi vát, cao 27 cm, rộng 23 cm, 25 cm.
Pho tượng được nhân dân khóm Bình Sơn, phường Thắng Nhì phát hiện trong lúc đào giếng (không rõ năm nào) mà chỉ biết là lâu lắm rồi. Trong cuốn sách “Vũng Tàu xưa và nay” của Huỳnh Minh, nhà xuất bản Sài Gòn năm 1970 có viết “Pho tượng Phật 4 tay bằng đá đào được ở khúc quanh đi Bến Đá nơi xưa kia có 1 cây Dầu rất to”. Phần xác định thời gian được đào lâu của tượng VISNU vẫn chưa có 1 sự nhận định cụ thể cần phải tiến hành xác định trong thời gian tiếp theo cùng với sự quan tâm của Hội đồng khoa học của Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tượng VISNU là thần bảo tồn vũ trụ hoặc còn là thần nông nghiệp, một trong ba vị thần tối quan trọng của Ấn Độ giáo Bà La Môn, Khơ Me, Chàm.
Gồm có: Thần SIVA : (Thần phá hoại).
Thần VISNU: (Thần bảo tồn vũ trụ).
Thần BRAHMA: (Thần tạo lập vũ trụ)
Tượng VISNU đầu đội mũ hình trụ, quét sơn màu đen, gương mặt tròn bầu bĩnh, với các đường nét tròn căng, lông mày bán nguyệt hơi cong, thanh thoát, mắt nhỏ mở nhìn ngang, mũi cao nhỏ, môi hơi mím, tai dài, cổ thấp mập, vai tượng khá bằng phẳng, ngực nở, bụng hơi thắt lại ở phía eo, cánh tay và bắp đùi tròn căng khá mập, đứng với tư thế cân đối, chân trần hơi choãi phía trước, từ thắt lưng được quấn trang phục. Tượng có 4 tay, 2 tay đưa lên phía trước (ngang thái dương)) một tay cầm hình con ốc, một tay cầm một vật hình dĩa để nghiêng, hai tay khác đặt dưới ngang thắt lưng, một tay nắm các ngón lại, một tay ngửa để lòng bàn tay đặt phía trước mặt trên 2 bệ đá liền với khối tượng. Tượng đục công phu, kỹ lưỡng đặc biệt, thể hiện khá cân đối theo phong cách Chàm muộn có thể từ thế kỷ 7 – 8. Sau này ông Lê Văn Ninh có quét lên pho tượng hai lớp sơn, lớp trong màu vàng, lớp ngoài màu đỏ.

Xem thêm: Chùa Phước Lâm – Phần 1, Niết Bàn Tịnh Xá Nghệ thuật kiến trúc – Phần 1.

Nguồn: Sưu tập

Đánh giá và nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *