Linh Sơn Cổ Tự Kiến trúc – Phần 2

Du lịch Vũng Tàu: Linh Sơn Cổ Tự Kiến trúc – Phần 2 : phần điện chính và các vị thần được thờ tại chùa
Trong gian ( gian chính điện ), mái lợp ngói mũi, mặt tường, lam, ô văng, sô nô đều quét vôi trắng. Nền lát gạch ximen hoa màu vàng, cột có phi 500cm tô đá mài màu hồng, trần bọc tole phẳng sơn màu xanh lá mạ, cửa sổ kính chớp phi 35cm. Nói chung kiến trúc của chùa Linh Sơn Cổ Tự không theo lối kiến trúc cổ mà theo lối kiến trúc hiện đại, do hạn chế của vật liệu xây dựng ( chùa ít phật tử nên ít kinh phí ), trừ cái tháp ra chùa không xếp tầng, mái chùa thấp nhưng được uốn cong nên vẫn thanh thoát và hòa với khung cảnh thiên nhiên, nhất là cỏ cây, hoa lá, ao sen bao quanh tạo nên cảnh quan thật thanh tịnh. Cũng như các chùa Việt Nam chùa Linh Sơn Cổ Tự một phần nào đó cũng nói lên những điển hình cho sự kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc. Bên ngoài chùa được trang trích chủ yếu ở nóc, hai bên đầu hồi và 3 giàn cửa. Bên trong là các tượng Phật, tượng chân dung và điêu khắc trang trí. Nội thất gian chính điện được đặt 6 bàn thờ, hầu hết các bàn thờ đều được đúc bằng xi măng. Bàn thờ chính giữa có 12 pho tượng thì pho tượng đá được đặt ở trên cao nhất, tượng được tạc bằng đá xanh, cao 1,2m trong tư thế tọa thiền trên tòa sen ( đài sen 5 tầng đúc bằng xi măng ) ( tượng được thể hiện có “ vô hiếu đỉnh tường” với khối u tròn lớn trên đầu còn gọi là đỉnh nhục kháo ( u ni sa ), bao quanh đầu tượng là các cụm tóc xoắn ốc, vòng xoắn ngược chiều kim đồng hồ, các cụm tóc mang biểu tượng của các chư vị Thánh như : Vạn Đức, Đức Tự, Cát Tường Tự… tượng không có dấu thần ở trán ( uma ). Dái tai dài, mũi dọc dừa, thể hiện tượng người Tây Trúc
( Ấn Độ ). Tượng ngồi thiền định bán kiết già kiểu hàng ma, bộ bàn chân phải, đôi tay tượng được đặt trên lòng đùi kết lại trong ấn tam muội ( Samathi ) khuôn mặt tượng thanh tú, vừa trầm tư, vừa rạng rỡ, đô mắt lim dim nhìn xuống, lông mày thanh, miệng hơi mỉm cười, cổ cao 3 ngấn. Tượng mặc áo cà sa ( uttarasanga ) để lộ đôi vai và cánh tay phải. Áo được thể hiện loại vải mềm, buông rủ dính sát vào cơ thể. Còn các tượng khác đều là tượng Thích Ca được đúc bằng xi măng quét nhũ vàng, trong bàn thờ chính điện này còn có một pho tượng Di Lặc bằng đồng ( về lịch sử pho tượng đã nêu ở phần III ). Riêng pho tượng Di Lặc bằng đồng được trung đoàn lính dù của chế độ cũ Sài Gòn năm 1972 đưa từ Campuchia về tặng lại chùa. Ngoài bàn thờ chính điện còn có 5 bàn thờ gồm :

– Một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.
– Một bàn thờ quan Tiền Diện.
– Một bàn thờ đức Hộ Pháp.
– Một bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát.
– Một bàn thờ đức Dược Sư.

Kế bên chùa Linh Sơn là nhà Tăng Xá, nhà này xây dựng cùng năm với chùa
( 1959 ) lợp ngói mũi, nhà được xây lên để cho các sư và ni cô ở. Tiếp giáp với nhà tăng xá là Điện Thiên Vương. Điện Thiên Vương mái lợp ngói mũi, tường dày 100cm, bốn trụ kích thước 250 x 250, vì kèo gỗ, điện quét vôi trắng. Bài trí bàn thờ trong Thiên Vương Điện gồm có 4 bàn cũng đúc bằng xi măng. Bốn bàn thờ gồm :

– Một bàn thờ Đức Ngọc Hoàng.
– Một bàn thờ quan Hộ Pháp.
– Một bàn thờ Quan Thánh.
– Một bàn thờ bà Cửu Chân Huyền Nữ.

Tất cả các pho tượng đặt trong các bàn thờ tại Thiên Vương Điện đều được đúc bằng xi măng quét nhũ vàng. Giáp với đường Võ Thị Sáu là trường Bồ Đề. Trường này có diện tích 1010m2 được chia làm 4 phòng để học. Ngày trước giải phóng trường Bồ Đề là chùa để dạy về Phật học và dạy con cái các phật tử của chùa học văn hóa. Sau giải phóng trường đã được sở giáo dục Vũng Tàu sử dụng làm phòng
( lớp ) học cho học sinh phổ thông cơ sở, hiện nay vẫn làm trường học.

Xem thêm: Linh Sơn Cổ Tự Kiến trúc – Phần 1, Linh Sơn Cổ Tự Sự kiện lịch sử. Niết Bàn Tịnh Xá.
Nguồn: Sưu tập

Đánh giá và nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *