Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 1

Du lịch Vũng Tàu: Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 1 : Tổng thể của Đình Thần Thắng Tam gồm có :

1 . Cổng tam quan.
2 . Ngôi tiền hiền.
3 . Hội trường.
4 . Ngôi Đình Trung.
5 . Sân khấu võ ca.

1 . Cổng tam quan.
Bên phải Đình có Lăng Ông Nam Hải.
Đình Thần Thắng Tam có thế “ Án sơn, Tụ Thủy” núi Tao Phùng về phía Tây Bắc và Tây Nam ( còn gọi là núi Nhỏ ) là “ Án Sơn” qua bên kia núi Tao Phùng là biển Đông, chếch sang phía Tây Bắc là khu Bàu Sen ( bàu Trũng trồng toàn sen ) hướng Đông Bắc và Đông Nam là khu dân cư đông đúc ( Thị xã Vũng Tàu ) xa xa là núi Tương kỳ ( tức là núi Lớn ) bên kia núi Tương kỳ là biển Đông.
Toàn bộ khuôn viên của Đình Thần gồm một mẫu đất có trồng các cây bóng mát như me tây, dừa, ngoài ra còn trồng cây cảnh, quanh khuôn viên Đình trước kia rào dây kẽm gai, năm 1989 đã xây tường bao quanh.
Tam quan Đình xây dựng bằng bê tông cốt thép, gạch, vữa, mái tam quan lợp ngói âm dương, nóc lưỡng Long chầu Nguyệt. Góc mái đắp 4 đầu nghê chầu về 4 hướng. Tam quan Đình Thắng Tam chia ra:
– Cửa chính ghi “ Đình Thần Thắng Tam”.
– Cửa tả nói về Lăng Ông Nam Hải.
– Cửa hữu chỉ đường vào miếu Ngũ Hành.
Hai cột giữa có câu đối chữ nho bằng xi măng đắp nổi ở cả hai mặt trong và ngoài, trên quét sơn màu đỏ. Cổng tam quan này do ông tiền bối Đại Hương Cổ Trần Văn Hiệp chỉ huy xây dựng.
Qua cổng tam quan vào Đình, bên trong là một dãy nhà chia làm 4 ngôi liền nhau (1) Tiên Hiền, (2) Hội Trường, ( 3) Đình Trung, ( 4) Sân khấu võ ca, các ngôi này thông với nhau bằng lối đi ở hai cửa hông. Tuy không nối liền nhau nhưng mỗi ngôi mang một kiểu kiến trúc khác nhau.
2 . Ngôi tiền hiền.
Ngôi Tiền Hiền có diện tích 180m2 phân ra một gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên mái đắp lưỡng Long chầu Nguyệt, rui mè, đòn tay, đều bằng gỗ, các đầu dư chạm hình đầu Rồng, phía trước có 23 cửa bằng gỗ, nền nhà lát gạch kích thước 30x30cm và làm kiểu “vai chồng” cáccột bằng gỗ, tổng cộng có 4 cột lớn, 4 cột nhỏ. Đây là một kiến trúc cổ thế kỷ 19 còn lại duy nhất trong khu vực Đình, nhà làm kiểu “ khuôn củi” một loại hình kiến trúc điển hình của các tỉnh phía Nam thời Nguyễn. Nội thất Tiền Hiền bày 4 bàn thờ. Môt bàn thờ gỗ đặt giữa bàn thờ Thổ Công, ba bàn thờ phía trong đều đúc bằng xi măng ốp gạch men, kích thước giống nhau có chiều dài ( 1,2m ) rộng ( 1,1m ) các bàn này khác nhau ở các hoa văn trang trí, bàn thờ chính giữa ở tâm trang trí hoa sen, hai bên vẽ hoa cúc, hai bàn thờ phía tả và phía hữu trang trí hoa cúc ở giữa, hoa sen hai bên. Phía trên bàn thờ giữa có viết chữ nho “ Phúc, Lộc, Thọ”, phía trên cao của bàn thờ này có trang để đựng sắc thần, bàn thờ này thờ tiền hậu Phổ Hiền có bài vị và vãng hậu Hiền, phía tả là bàn thờ tiền vãng, phía hữu là bàn thờ hậu vãng, cả ba bàn thờ đều có câu đối, bài vị bằng chữ nho hiểu nôm na : bàn thờ chính chính giữa thờ các vị hương chức lớn đã có công với Đình còn các vị hương chức nhỏ và dân làng thì được thờ ở hai bàn thờ tả hữu. Ở ngôi tiền Hiền chỉ có đôi cột dầu treo hai câu đối bằng gỗ gõ khãm xà cừ, câu biểu bên tả thì dịch được, còn câu bên hữu viết bằng cữ cổ tự nên rất khó dịch.

Xem thêm: Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 2, ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè – Phần 1, Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 1.
Nguồn: Sưu tập

Đánh giá và nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *