Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 2

Du lịch Vũng Tàu: Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 2
3 . Hội trường:
Hội trường thông với nhà tiền hiền bằng hai cửa hông, hội trường có diện tích là 280m2 là nơi hội họp của các hội viên Đình, đội khi phường cũng mượn để hội họp. Hội trường xây dựng bằng gạch , vữa, bê tông cột sắt, trần làm bằng tôn lạnh ( loại tôn không gỉ ) cột đúc hình vuông, nền tráng xi măng, trong hội trường có băng bàn ghế và lắp quạt trần.
4 . Ngôi Đình Trung:
Tiếp sát hội trường là ngôi Đình Trung, Đình Trung mang cùng mẫu với ngôi tiên Hiền. Trên mái cũng đắp lưỡng Long Chầu Nguyệt, nhưng lợp ngói mũi, cột kèo đều bằng bê tông cốt sắt, rui mè bằng cây, nền lát gạch kích thước 20x20cm đòn bẩy đỡ 4 đầu góc mái được trang trí bằng hình kỷ hà, hoặc cách điệu mây vờn. Đình trung cũng có ba cửa nhưng là cửa sắt kéo . Bên trên cửa treo hai bức hoành phi bằng chữ nho, chính chếch xuống thấp hơn một chút đề chữ quốc ngữ “ Phước Thái Bình – Đình Thắng Tam – Đôn Hưng Lợi”, bốn cột trước cửa đắp nổi câu đối bằng chữ nho . Trong Đình Trung bày 10 bàn thờ đúc bằng xi măng, chia làm ba dãy, giữa 4 bàn, hai bên mỗi bên ba bàn. Dãy chính giữa bàn đầu thờ Thần, tiếp đến là bàn thờ hội đồng ( là bàn để thờ sắc thần ) sau đó đến bàn thờ phụ hậu án rồi bàn thờ Tiền án. Dãy bàn thờ này kích thước lớn hơn hai dãy bên, chạm trổ cũng cầu kỳ hơn, mặt trước bàn thờ hội đồng đắp hình tứ linh( Long,Ly, Qui, Phụng ) hai bên đặt hai cỗ lỗ hộ sáng loáng. Phía trước là hai con hạc đứng chầu, ba bàn thờ bên tả, từ trên xuống là bàn thờ Cao Các, tiếp đến là bàn thờ Tiên Sư, Ngũ Thổ, Ngũ Tự và bàn thờ Tiên Hiền. Phía hữu cũng kể từ trên xuống bàn thờ Thần Nông, bàn thờ Thiên Y, Ngũ Đức, Thánh Phi, bàn thờ Hậu Hiền ( xem thêm sơ đồ bài trí bàn thờ ở phần phụ lục trong bản vẽ ) cả 10 bàn thờ đèu có câu đối hai bên bằng chữ nho, mỗi bàn bày một bộ ngũ sự bằng đồng gồm : 2 chân đèn, 1 đỉnh, 1 lư, 1 bát trầm, các cột Đình đắp Rồng quấn ( bằng xi măng màu ) về bàn thờ Thần Nông thì ở Đình Thắng Tam lại thờ trong Đình chứ không như các đình khác (1) “ theo sự tích ông Thần Nông ngoài việc dạy dân cày cấy lại dạy cả việc xây nhà. Ông bắt dân xây nhà có một mái bằng ngang nên mưa ướt cả. Bà Cửu Thiên Huyền Nữ trông thấy thế mới cười, đứng chống nạnh và bảo dân làng “ Trông vào ta mà xây” nhà bây giờ được xây bằng hai mái mưa không ướt vào trong nữa, ông Thần Nông giận, tự ái nên chẳng thèm ở trong nhà . Do đó về sau thờ ngoài không bao giờ để trong nhà hoặc xây cất hẳn hoi. Vậy mà ở Đình Thần Thắng Tam thần Nông lại được thờ trong Đình. Ngoài bàn thờ “ Hai bên tường tả, hữu vẽ tranh 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, qua các hình Mai, Lan, Cúc, Trúc mỗi tranh đều minh họa bằng chữ nho ở hai bên tường.
Phía trên trần Đình được trang trí bằng một bức tranh giữa vẽ Rồng vờn mây, bốn góc là hoa cúc dây.
5 . Sân khấu võ ca:
Qua Đình Trung tới sân khấu võ ca, diện tích sân khấu là 500m2, sân khấu này xây dựng năm 1972 bằng xi măng cốt thép, nền tráng xi măng, mái lợp tôn Firocimant. sân khấu võ ca được dùng làm nơi diễn tuồng ( hát bội ) vào dịp lễ hội của cả ba ngôi ( Đình Thần, Lăng Cá Ông, miếu Ngũ Hành )
Bên ngoài Đình l bên phải là Lăng Ông, bên trái là miếu Bà, chếch về ngôi Tiền Hiền là dãy trường học, phía bên bắc Đình có 2 Miễu nhỏ, trên đề tả vu, hữu vu, dùng làm nơi thờ cúng những cô hồn lêu lổng của thần Nông, ý nói rằng các cô hồn này khi đã được hưởng lộc rồi thì không đượ c vào Đình phá rối nữa. Giữa hai miễu nhỏ này là vị trí đặt cờ tướng soái. Kế đó là miếu thờ ông Hổ, dân làng kể rằng : thuở xa xưa khi làng Thắng Tam còn hoang vu rập rạp, cọp beo thú dữ thường về phá phách làng xóm, để ngăn chặn tai họa dân làng lập miếu thờ ông Hổ, sau khi có miếu nạn phá phách của thú dữ dần dần chấm dứt.

Xem thêm: Đình Thần Thắng Tam – Kiến trúc – Phần 1, ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Phong Tục Hội Hè – Phần 1, Đình Thần Thắng Tam – Nguồn gốc hình thành – Phần 1.

Nguồn: Sưu tập

Đánh giá và nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *