HƯỚNG DẪN TẮM BIỂN AN TOÀN

HƯỚNG DẪN TẮM BIỂN AN TOÀN
– Khởi động vài phút trước khi xuống tắm biển. Không tắm biển khi đã uống rượu, bia, chất kích thích. Người có tiền sử bệnh tim mạch nên thận trọng khi tắm biển;
– Không tắm ở những khu vực đã được cắm cờ đen báo hiệu có ao xoáy hoặc những khu vực có biển báo, biển cấm nguy hiểm, khu vực nước sâu, sóng lớn.
– Những người không biết bơi và trẻ em dưới 13 tuổi tắm biển cần mang theo phao bơi (hoặc mặc áo phao) và phải có người trông coi và tắm cùng;
– Những người mắc bệnh tim mạch, tâm thần, kinh phong và những người say rượu, ăn quá no không nên tắm biển.
– Đoàn có đông người tắm, Trưởng đoàn cần liên hệ với các Đài cấp cứu để được hướng dẫn tắm nơi an toàn.
– Tuân thủ những quy định được niêm yết tại bãi biển (Nội quy bãi biển; Quy định tắm biển; Cảnh báo tắm biển.. do UBND thành phố VũngTàu ban hành) và sự hướng dẫn của nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp.

QUY ĐỊNH GIỜ TẮM BIỂN
Tại các bãi tắm đều có quy định thời gian tắm biển trong ngày để hạn chế việc tắm biển vào sáng sớm hoặc chiều tối của khách du lịch. Thời gian cụ thể như sau:
– Mùa Nam (từ tháng 4 đến tháng 9): Thời gian tắm biển từ 06 giờ đến 19 giờ.
– Mùa Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau): Thời gian tắm biển từ 07 giờ đến 18 giờ.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SÂU BIỂN ĐỐT
Sâu biển (hay còn gọi là chuột biển hoặc rết biển). Chúng có lớp ngoài khá đáng sợ với lưng đen, bụng trắng, phủ đầy gai lông. Kèm theo cách di chuyển nửa giống sâu, nửa giống đỉa. Sâu chiều dài từ 10 đến 15cm.
Biểu hiện:
Khi chạm phải sâu biển chỗ chạm phải sẽ gây mẩn ngứa gây ra tình trạng khó chịu.
Cách xử lý:
Khi bị sâu biển đốt phải ngay lập tức đi rửa vùng da bị thương, sử dụng nước muối hoặc nước sạch để tẩy trùng lớp độc của chúng. Tuyệt đối không gãi vì có nguy cơ lan rộng vùng nhiễm độc và khiến chúng thấm sâu vào da. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tỏi tươi đập nhuyễn đắp lên vết thương sẽ bớt đi cảm giác đau, ngứa. Nếu tình trạng bị nặng thì cần đến gặp bác sỹ.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SỨA BIỂN ĐỐT
Thông thường vào đầu mùa mưa (khoảng thời gian cuối tháng 4 đến tháng 5 hàng năm), trên biển xuất hiện sứa lửa (tên khoa học là Phyralia).
Biểu hiện:
Chỗ bị đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp.
Cách xử lý
Khi bị sứa đốt ngay lập tức phải rửa kỹ vết thương bằng nước muối, có thể dùng ngay nước biển (nhưng tuyệt đối không dùng nước ngọt vì nước ngọt là chất kích thích những tế bào sứa chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc, làm vết thương sẽ lan rộng ra hoặc bị nặng thêm). Trường hợp các xúc tu sứa còn dính trên da thì phải đeo bao tay gỡ ra. Sau đó dùng nước cốt chanh, giấm loãng, thoa đều lên vết thương nhiều lần, nọc sứa sẽ được trung hòa dần dần và vết thương sẽ dịu lại. Đa số trường hợp vết thương sẽ lành trong 1 vài ngày mà không cần đi bệnh viện điều trị.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SÂU BIỂN ĐỐT
Sâu biển (hay còn gọi là chuột biển hoặc rết biển). Chúng có lớp ngoài khá đáng sợ với lưng đen, bụng trắng, phủ đầy gai lông. Kèm theo cách di chuyển nửa giống sâu, nửa giống đỉa. Sâu chiều dài từ 10 đến 15cm.
Biểu hiện:
Khi chạm phải sâu biển chỗ chạm phải sẽ gây mẩn ngứa gây ra tình trạng khó chịu.
Cách xử lý:
Khi bị sâu biển đốt phải ngay lập tức đi rửa vùng da bị thương, sử dụng nước muối hoặc nước sạch để tẩy trùng lớp độc của chúng. Tuyệt đối không gãi vì có nguy cơ lan rộng vùng nhiễm độc và khiến chúng thấm sâu vào da. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tỏi tươi đập nhuyễn đắp lên vết thương sẽ bớt đi cảm giác đau, ngứa. Nếu tình trạng bị nặng thì cần đến gặp bác sỹ.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ SỨA BIỂN ĐỐT
Thông thường vào đầu mùa mưa (khoảng thời gian cuối tháng 4 đến tháng 5 hàng năm), trên biển xuất hiện sứa lửa (tên khoa học là Phyralia).
Biểu hiện:
Chỗ bị đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp.
Cách xử lý
Khi bị sứa đốt ngay lập tức phải rửa kỹ vết thương bằng nước muối, có thể dùng ngay nước biển (nhưng tuyệt đối không dùng nước ngọt vì nước ngọt là chất kích thích những tế bào sứa chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc, làm vết thương sẽ lan rộng ra hoặc bị nặng thêm). Trường hợp các xúc tu sứa còn dính trên da thì phải đeo bao tay gỡ ra. Sau đó dùng nước cốt chanh, giấm loãng, thoa đều lên vết thương nhiều lần, nọc sứa sẽ được trung hòa dần dần và vết thương sẽ dịu lại. Đa số trường hợp vết thương sẽ lành trong 1 vài ngày mà không cần đi bệnh viện điều trị.

Đánh giá và nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *